Công trình: “Thiết kế và chế tạo chất nhạy cảm phenothiazin và carbazole cho ứng dụng tách nước quang xúc tác” được công bố trên tạp chí ngoại hạng

Công trình nói trên với tên tiếng Anh đầy đủ là: “Designing and fabrication of phenothiazine and carbazole based sensitizers for photocatalytic water splitting application” vừa được công bố trên Tạp chí International Journal of Hydrogen Energy (thuộc Nhà xuất bản Elsevier), một tạp chí thuộc ISI, Chỉ số ảnh hưởng (IF: impact factor) là 4.229 theo Journal Citation Reports (Clarivate, Mỹ); và Chỉ số H-index là 173 theo SJR (Tây Ban Nha). Theo hệ thống xếp hạng công bố quốc tế của Ðại học Tôn Ðức Thắng (TDTU), International Journal of Hydrogen Energy được xếp hạng ngoại hạng chuyên ngành thuộc chuyên ngành hẹp “Fuel Technology” (theo SJR).

baibaongoaihang-01.png
Ảnh chụp xếp hạng của International Journal of Hydrogen Energy 

 

Tác giả chính của công trình này là TS. Poonam Bhadja, Nghiên cứu viên Phòng quản lý phát triển khoa học công nghệ (DEMASTED) thuộc TDTU. Ðây là kết quả nghiên cứu được thực hiện dài hạn và rất công phu; vì những công trình được công bố trên International Journal of Hydrogen Energy có yêu cầu rất cao về tính mới và tiên phong trong lĩnh vực khoa học của bài báo. 

baibaongoaihang-02.png.jpg
TS. Poonam Bhadja

 

Hai chất phenothiazine, carbazole và các mã của chúng tương ứng là WCBZ2 và WPTZ2. Các chất nhạy cảm này đã được sử dụng cho ứng dụng đánh giá quang xúc tác hydro (H2). Các chất nhạy cảm thể hiện khả năng hấp thụ ánh sáng tốt và các tính chất điện hóa. Để tăng khả năng tách nước, việc kết hợp muối bạch kim trên ảnh bán dẫn TiO2 được thực hiện và so sánh sự tiến hóa Hydro với ảnh quang TiO2 thuần túy. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất nhạy cảm và ảnh hưởng của pH của môi trường đã được khám phá. Sử dụng phép đo lý thuyết đã tối ưu hóa cả dạng hình học cấu trúc màu dimer tổng hợp và tính toán mức năng lượng HOMO-LUMO của chúng. Ở đây cũng báo cáo độ pH tối ưu và nồng độ của chất nhạy cảm trong môi trường phản ứng và thấy rằng hiệu suất tạo ra hydro cao từ tách nước là 138,3 μmol (348 TONs) bởi thuốc nhuộm WPTZ2. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về hai chất phenothiazine, carbazole; nhưng chưa có bất kỳ bài báo tổng quan nào được công bố trên bất kỳ tạp chí quốc tế.

Xuất phát từ ý tưởng đó, TS. Poonam Bhadja cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá toàn diện lợi ích hai chất phenothiazine, carbazole. Bài báo lần đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất nhạy cảm và ảnh hưởng của pH của môi trường đã được khám phá. Sử dụng phép đo lý thuyết đã tối ưu hóa cả dạng hình học cấu trúc màu dimer tổng hợp và tính toán mức năng lượng HOMO-LUMO của chúng. Ở đây cũng báo cáo độ pH tối ưu và nồng độ của chất nhạy cảm trong môi trường phản ứng và thấy rằng hiệu suất tạo ra hydro cao từ tách nước là 138,3 μmol (348 TONs) bởi thuốc nhuộm WPTZ2TS. 

 

baibaongoaihang-03.png
Ảnh bài báo trên Tạp chí International Journal of Hydrogen Energy


TS. Poonam Bhadja tốt nghiệp Tiến sĩ động vật học; và đã công bố 10 công trình trên các tạp chí ISI uy tín. TDTU là đại học công lập đầu tiên ở Việt Nam tuyển chuyên gia nước ngoài trên các website tuyển dụng lớn của thế giới; và luôn tuyển những chuyên gia có uy tín khoa học cao trong từng chuyên ngành. Hiện nay TDTU là đại học có số lượng chuyên gia nước ngoài đang làm việc dưới các hình thức khác nhau nhiều nhất trong cả nước. Họ đã-đang đóng góp tích cực, rất hiệu quả cho sự phát triển khoa học-công nghệ và sáng tạo tri thức mới cho TDTU và Việt Nam.