Thu hồi khí sinh học từ chất thải thực phẩm của Căn tin Đại học Tôn Đức Thắng

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học hàng đầu cả nước. Với qui mô dân số hơn 10 triệu người (2017), hằng ngày Thành phố này thải ra một lượng chất thải rắn lên đến 8.300 tấn. Trong đó, thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ đến hơn 70% con số trên. Chất thải hữu cơ hoàn toàn thích hợp để làm nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh (composting) kết hợp thu hồi khí sinh học (biogas) dùng cho sinh hoạt. Để góp phần tìm ra những con đường, cách thức tốt và dễ dàng nhất mà mọi người có thể ứng dụng để xử lý bớt chất thải hữu cơ hằng ngày thành nguyên, nhiên liệu tái sử dụng, giảm bớt nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm lớn cho Thành phố; giảng viên và sinh viên Khoa môi trường và bảo hộ lao động (MT-BHLĐ), Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã triển khai các nội dung nghiên cứu lấy mẫu từ thực tế của TDTU như sau: 1) xác định hiện trạng phát sinh chất thải thực phẩm từ các căn tin của TDTU; 2) đánh giá hiệu suất thu hồi sản phẩm phân vi sinh hữu cơ và khí sinh học từ chất thải thực phẩm này; 3) Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ 4Rs (reduce, reuse, recycle, recovery) hướng đến quản lý bền vững chất thải rắn của TDTU; và 4) thực nghiệm mô hình ủ kỵ khí chất thải thực phẩm của căn tin để thu hồi biogas.

Hướng nghiên cứu của đề tài đã được phát triển thành nội dung Khóa luận tốt nghiệp của cựu sinh viên Nguyễn Thanh Tuấn (MSSV: 91202256, Khóa 16). Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Int. J. Environment and Waste Management (Scopus Index).

Dưới đây là một số hình ảnh liên quan đến quá trình thực hiện nghiên cứu của Cựu sinh viên. Dự kiến trong tương lai gần, kết quả nghiên cứu sẽ được triển khai ứng dụng tại TDTU để kiểm tra, trước khi chuyển giao cho doanh nghiệp và nhân dân ứng dụng nhằm tích cực làm giảm lượng chất thải có hại cho môi trường ở TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.

chat-thai-1.jpg
 Sinh viên kiểm tra giá trị pH của mẫu chất thải thực phẩm
(chất thải được lấy từ thực phẩm thừa của căn tin TDTU)

 

chat-thai-2.jpg
Thiết lập các mẫu ủ khác nhau kết hợp thu hồi khí biogas

 

chat-thai-3.jpg
Kiểm tra nồng độ khí sinh học (CH4) bằng máy GC-2010 Plus High-end Gas Chromatograph

 

chat-thai-4.jpg
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Int. J. Environment and Waste Management (Scopus Index)

 

Nguyễn Thanh Tuấn là sinh viên tiêu biểu của Khoa MT-BHLĐ với thành tích đạt điểm TOEIC 980/990 (2017). Hiện tại Tuấn đang theo học Chương trình cao học Khoa học môi trường, với học bổng toàn phần tại Khoa Advance Engineering của Đại học Nagasaki, Nhật Bản.

 

chat-thai-7.jpg
Nguyễn Thanh Tuấn đạt 980/990 điểm TOEIC quốc tế tháng 10/2017